ĐOẢN VĂN:
Phà Thủ Thiêm, Trăm năm & Nỗi nhớ
Phạm
Bá
Hắn thẫn thờ đứng trên cầu tầu bến Phà Thủ Thiêm Quận I, đưa mắt nhìn
dòng nưóc rẽ xa dần...
Khoảnh khắc cuối đời của Bến Phà đã trăm năm tuổi, hôm nay đông đảo lạ
thường.
Không phải là hình ảnh sinh hoạt thường
ngày sau khi đường hầm Thủ Thiêm đã được đưa vào sử dụng: bến Phà vắng khách. Hắn
cùng với nhiều cư dân của một thành phố đã mang nhiều dấu ấn của một thời kiêu
hãnh, đến đây để được nhìn con Phà, để được chia tay lần cuối trong đời...
Hỏi chuyện một cụ già cảm nghĩ về những
chuyến Phà xưa nay, thở dài, Cụ mấp máy môi qua dòng ký ức vội vàng chợt hiện về:
-...Quên sao được, cậu ơi !... Hôm đi đón Dâu, bố mẹ tôi và họ hàng đi bằng
đò
qua bên kia Thủ Thiêm đón bả...Lúc đó Thủ Thiêm còn là một vùng đất nhà
quê
xa lạ với dân Saigon... Không quên được... Mái chèo khua nước...đã đưa
Cô Dâu và
họ hàng nhà gái qua đây...
Ngừng một lát, Cụ tiếp:
- ...Giọng hò của cô gái chèo ghe hôm ấy như còn văng vẳng đâu đây:
‘’Bắp
non mà nướng lửa lò,
Đố
ai ‘’ve’’ được con đò Thủ Thiêm ...
Ấy vậy, mà cậu coi... tôi đã ‘’ve’’ được
bả... Bả không còn nữa ...Mình tôi ...chiều
nay...đơn độc... nhớ bờ sông nước năm
nào...
Nghẹn ngào, cụ không thể tiếp lời ...
Ba tiếng còi hụ vang lên mỗi lần Phà sửa soạn rời bến như cắt đi nỗi nhớ
muôn đời của Cụ.
Chỉ vài giờ đồng hồ nữa, Phà Thủ Thiêm sẽ
đi vào ký ức, không còn là cầu nối giữa hai bên bờ nước...
Bất giác, hắn bật lên tiếng thở dài, trông
theo đám lục bình trôi khuất dưới bóng những toà cao ốc hắt xuống dòng sông
trong niềm nuối tiếc khôn nguôi...
Phạm Bá
1-1-2012
Đọc xong bài này, lại nhớ đến những chiếc xe đạp thồ chở than-củi từ Long Thành về Saigon, sau ngày 3o-4-75, như là một ngã rẽ của cuộc đời.
ReplyDeleteCám ơn tác giả
Đỗ Lý